images/batu.jpg
images/slideshow/tt_ngueyn_dan_sing_mal_indo.jpg
previous arrow
next arrow

Một trong những từ được nhắc đến đầu tiên để miêu tả về văn hóa của Singapore là "kiasu". “Kiasu” có nguồn gốc từ tiếng Phúc Kiến (một ngôn ngữ địa phương ở Trung Quốc), trong đó "kia" nghĩa là "sợ" và "su" nghĩa là "thua cuộc". Do đó, “kiasu” có thể được dịch theo nghĩa đen là “sợ thua cuộc”. Vào năm 2007, “kiasu” đã được thêm vào Từ điển Anh ngữ Oxford, nơi nó được mô tả là “thái độ keo kiệt, ích kỷ”.

“Kiasu” như bản năng sống còn của đảo quốc này. Đất nước nhỏ bé với tuổi đời chỉ 53 nằm ở giữa Đông Nam Á, bao quanh bởi những người hàng xóm có nền văn hóa khác với Singapore. Nó luôn ở trong tâm trí người Singapore rằng: bạn phải tự lực, bạn phải khao khát, bạn phải dẫn đầu… nhu cầu tiên phong luôn là một phần trong tâm lý xã hội.

van hoa Kiasu 1

Trong thực tế, điều này có nghĩa là người Singapore ghét bị bỏ lỡ và thích một món hời. Họ sẽ xếp hàng dài vô tận cho các dòng điện thoại mới nhất hay chỉ là một phiên bản Hello Kitty có hạn từ chương trình Happy Meal của McDonald’s.

Những người Singapore tại các bữa ăn buffet thường chồng các đĩa ăn lên cao nhất có thể. Đến một quầy ăn tại quốc gia này, bạn sẽ nhanh chóng làm quen với từ Singlish (kết hợp giữa tiếng Anh và ngôn ngữ địa phương của người Singapore) “chope” - dành một khoảng trống trong khi đi lấy thức ăn bằng cách đặt một vật gì đó như một gói giấy ăn hoặc một cái ô lên trên mặt bàn.

van hoa Kiasu 2

Một cuộc khảo sát đánh giá Giá trị quốc gia vào năm 2015 cho thấy người Singapore cho kiasu trong top 10 nhận thức hàng đầu của họ về xã hội Singapore, cùng với thích cạnh tranh và tự cho mình là trung tâm. Ngược lại, khi được hỏi các giá trị và hành vi mô tả chính bản thân mình, mối quan hệ gia đình, tình bạn, chu đáo và trung thực lại xuất hiện trong top 10. Điều này người dân Singapore đang tự nhận thức rõ về khó khăn trong tìm kiếm sự cân bằng giữa thành công trong cuộc sống và gìn giữ các giá trị tích cực của xã hội.

Trong những năm gần đây, chủ nghĩa kiasu đã nhận nhiều chỉ trích từ nhiều người, trong đó có các chính trị gia. Kuik Shiao-Yin, một thành viên Quốc hội Singapore, đã chỉ trích kiasu vì nó cản trở sáng tạo trong kinh doanh, cho rằng những doanh nhân chịu ảnh hưởng bởi kiasu ưu tiên các mục tiêu ngắn hạn hơn các mục tiêu dài hạn. Thế nhưng người dân Sigapore không có lựa chọn nào khác. Họ không thể thoát ra khỏi truyền thống này vì cạnh tranh là nguồn tài nguyên duy nhất của họ. Không nước ngọt, không đồ ăn, không đất đai - chỉ có cách là số một họ mới có thể tồn tại.

Do đó, dường như kiasu không chỉ đơn giản là FOMO (nỗi sợ bị bỏ rơi) của thế hệ millennial. Nó là một ý thức sâu sắc mà người Singapore mang trong mình rằng chỉ có tham vọng và mong muốn trở thành tốt nhất thì họ (và đất nước của họ) mới có thể phát triển.

Nền văn hóa Singapore quả thật có nhiều điều đáng để bàn luận và cũng rất thú vị. Nếu du khách muốn khám phá nhiều hơn thì hãy đặt ngay cho mình một tour du lịch Hàn Quốc của Viet Viet Tourism nhé!